Cựu học sinh trường chuyên lập kỷ lục châu Á về nâng tạ
Lực lượng an ninh Pakistan đã tiến hành một nhiệm vụ giải cứu vào chiều 11.3 sau khi một nhóm ly khai đánh bom một đường ray xe lửa ở tỉnh Balochistan thuộc tây nam Pakistan và tấn công một đoàn tàu chở khoảng 450 hành khách."346 con tin đã được giải cứu và hơn 30 tên khủng bố đã bị tiêu diệt trong chiến dịch này", một sĩ quan quân đội Pakistan nói với AFP với điều kiện giấu tên vì ông không được phép nói chuyện với giới truyền thông. Vị sĩ quan còn nói rằng 27 binh sĩ bị giết đã đi trên tàu với tư cách là hành khách. Một binh sĩ đang làm nhiệm vụ đã thiệt mạng trong chiến dịch giải cứu.Vị sĩ quan không đưa ra số dân thường thiệt mạng, nhưng trước đó một quan chức đường sắt và nhân viên y tế cho biết tài xế tàu và một cảnh sát đã thiệt mạng. Hôm 11.3, ông Muhammad Kashif, quan chức cấp cao của ngành đường sắt ở Quetta, thủ phủ tỉnh Balochistan, nói rằng 450 hành khách trên tàu đã bị bắt làm con tin.Nhóm ly khai Quân đội Giải phóng Baloch (BLA) đã ngay lập tức nhận trách nhiệm về vụ tấn công, công bố một đoạn video về vụ nổ trên đường ray, sau đó là hàng chục thành viên xuất hiện từ nơi ẩn náu trên núi.Trong một tuyên bố được đưa ra sau khi nhận trách nhiệm về vụ tấn công, BLA đã yêu cầu trao đổi với lực lượng an ninh để đổi lấy các thành viên bị giam giữ.Những hành khách trốn thoát hoặc được các tay súng thả ra đã mô tả sự hoảng loạn khi những tay súng chiếm quyền kiểm soát tàu, phân loại khách theo căn cước, bắn vào những người lính nhưng thả một số gia đình."Họ yêu cầu chúng tôi ra khỏi tàu từng người một, tách những người phụ nữ ra và yêu cầu rời đi. Họ cũng tha cho những người lớn tuổi", ông Muhammad Naveed, người đã trốn thoát, kể lại. "Họ yêu cầu chúng tôi ra ngoài, nói rằng chúng tôi sẽ không bị làm hại. [Sau đó] họ đã chọn một số người và bắn hạ họ".Ông Babar Masih, một công nhân 38 tuổi, hôm 12.3 cho hay ông và gia đình đã đi bộ hàng giờ qua những ngọn núi hiểm trở để đến một chuyến tàu có thể đưa họ đến một bệnh viện tạm thời trên một sân ga. "Những người phụ nữ của chúng tôi đã cầu xin họ, và họ đã tha cho chúng tôi. Họ bảo chúng tôi ra ngoài và không được ngoảnh lại. Khi chúng tôi chạy, tôi thấy nhiều người khác chạy cùng chúng tôi", ông Masih nói với AFP.Giá xăng dầu hôm nay 16.5.2024: Xăng trong nước chiều nay giảm bao nhiêu đồng một lít?
Theo đó khu đất nêu trên, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã gửi đơn và hồ sơ đề nghị thuê đất kèm theo văn bản 4871 ngày 18.11.2024.Trên thực tế, trong năm 2023 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã nhận bàn giao 16,05 ha đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo Nghị quyết số 93/2022 của Chính phủ về việc tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 và dự án đường giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Thời gian qua, dự án đã và đang được tập trung mọi nguồn lực để thi công các hạng mục công trình đúng với tiến độ được duyệt. Đến nay dự án cũng sắp hoàn thành và dự kiến đưa vào khai thác vào dịp 30.4.2025. Tuy nhiên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP vẫn chưa được cấp quyết định cho thuê đất để hoàn tất các thủ tục đất đai của dự án.Tiếp theo văn bản 4871, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đề nghị UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên-Môi trường xem xét, sớm giải quyết hồ sơ thuê đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Trường hợp có vấn đề vướng mắc, hồ sơ chưa hợp lệ hoặc lý do khác dẫn đến hồ sơ chưa được giải quyết, đề nghị UBND thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường có văn bản hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP biết và triển khai thực hiện.Trước đó ngày 22.11.2024, Văn phòng UBND TP.HCM đã có phiếu chuyển văn bản số 4871/2024 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đến Sở Tài nguyên Môi trường xem xét, xử lý về việc thực hiện thủ tục cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, cho biết nội dung về chuyên môn Sở sẽ hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP làm thủ tục. Được biết, khu đất 16,05ha dự kiến xây dựng nhà ga T3 nằm trong quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, Bộ Quốc phòng đã có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với khu đất này theo nghị định 167/2017/NĐ-CP. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản đồng thuận với phương án sắp xếp của Bộ Quốc phòng.
Mazda3 đời 2016 giá 460 triệu đồng có nên mua?
Ví dụ, khi bạn đặt vé máy bay khứ hồi TP.HCM - Đà Nẵng cho gia đình 4 người với giá 4.000.000 đồng và thanh toán bằng đầu thẻ tín dụng VietinBank Mastercard Eliv3 và trong tháng đó tổng chi tiêu thẻ tín dụng Eliv3 của bạn là 15 triệu đồng, bạn sẽ được hoàn tiền 15%, tối đa tương đương 500.000 đồng.
Dự kiến tại kỳ họp bất thường vào tháng 2 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, 18 chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong số này có nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và quyết định của UBND cấp xã.Tại tờ trình dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất bãi bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã.Báo cáo đánh giá tác động chính sách từ Bộ Tư pháp cho thấy, từ năm 2016 - 2023, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành tại Việt Nam là rất khác nhau. 21/63 tỉnh có cấp xã không ban hành nghị quyết; 17/63 tỉnh có cấp xã không ban hành quyết định; một số tỉnh, cấp xã không ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào trong 8 năm thi hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Bắc Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ…). Ngược lại, có một số tỉnh, cấp xã còn ban hành số lượng khá lớn văn bản quy phạm pháp luật (Bình Định: 1.899 văn bản, Đồng Nai: 2.838 văn bản, Hà Nội: 4.183 văn bản). Bộ Tư pháp nhận định việc giảm số lượng đã chứng minh chủ trương hạn chế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã là phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật ở địa phương. Bởi lẽ ở cấp xã, người làm công tác xây dựng pháp luật vừa thiếu về số lượng, vừa thiếu kiến thức và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng là cấp hành chính cơ sở, chỉ tập trung nguồn lực vào công tác triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã thực tế không nhiều, các quy định mang tính chất quy phạm.Từ những căn cứ đã nêu, Bộ Tư pháp cho rằng cần bỏ hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành, nhằm đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.Song song với việc bãi bỏ, dự thảo luật sửa đổi cũng quy định rõ: nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp xã đã ban hành sẽ tiếp tục có hiệu lực đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.Một nội dung quan trọng khác tại dự thảo luật sửa đổi, đó là tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo bổ sung một số nguyên tắc quan trọng như: kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, lãng phí trong công tác xây dựng pháp luật; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.Đồng thời phải bảo đảm chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc; kịp thời giải quyết vấn đề bất cập, yêu cầu phát sinh từ thực tiễn; bảo đảm quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật còn được thể hiện tại nội dung cụ thể của một số điều như: xin ý kiến của Bộ Chính trị đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt; trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của đảng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật…